Trang chủ

Giới thiệu

Máy phát điện công nghiệp

Cho thuê máy phát điện

Sửa chữa máy phát điện

Báo giá

Kinh nghiệm hay

Liên hệ

Tiêu chuẩn lắp đặt phòng máy phát điện

4.3/5 (3 votes)

Việc thiết kế phòng máy phát điện đạt tiêu chuẩn là rất cần thiết, nhằm đảm bảo tính mỹ quan cũng như giảm độ ồn và khí thải khi thiết bị hoạt động ra môi trường xung quanh. tiêu chuẩn lắp đặt máy phát điện là như thế nào?

Bên cạnh đó, quy trình bảo dưỡng máy phát điện và tiêu chuẩn thử tải máy phát điện ra sao cũng được đề cập trong bài viết này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tiêu chuẩn thiết kế phòng máy phát điện 

1. Các tiêu chuẩn thiết kế lắp đặt phòng máy phát điện như thế nào?

Máy phát điện công nghiệp là loại máy thường có kích thước lớn, khi hoạt động sẽ phát ra tiếng ồn và khí thải. Vì vậy, vị trí phòng máy phát điện có thể đặt ở tầng hầm, tầng kỹ thuật của các tòa nhà cao ốc, chung cư. Hoặc xây dựng ở vị trí bên ngoài tòa nhà, phân xưởng, tùy theo từng quy mô và tính chất của dự án.

1.1 Phòng máy phát điện nên được xây dựng ở đâu?

Việc xây dựng phòng đặt máy phát điện cần được tính toán kỹ lưỡng để kết hợp hài hòa với kết cấu xây dựng, thuận tiện cho việc đi dây cáp hay kết nối với các hệ thống khác. Việc di chuyển máy vào phòng, bảo dưỡng sửa chữa cần phải có sự tư vấn của kỹ sư thiết kế để đảm bảo tính hoàn thiện tổng thể của dự án.

Để xây dựng một phòng đặt máy phát điện cần cơ bản những thông tin sau: Công suất máy phát điện, kích thước của tổ máy, phương án vận chuyển máy vào phòng.


Tùy theo quy mô và tính chất dự án có thể xây phòng máy phát điện phù hợp

1.2 Tiêu chuẩn lắp đặt phòng máy phát điện

Dưới đây là những tiêu chuẩn lắp đặt phòng máy phát điện cần phải đáp ứng được.

a) Kích thước phòng máy

Chiều rộng phòng máy = chiều rộng máy + chiều rộng 2 bên máy với tường (tối thiểu mỗi bên là 800mm).

Nếu phòng có đặt bồn dầu dự phòng hoặc các tủ khác thì phải tính thêm chiều rộng bồn dầu dự phòng + tủ hoặc thiết bị khác.

Chiều dài phòng máy = chiều dài máy + chiều dài tiêu âm gió ra, gió vào + chiều dài chụp thoát gió + khoảng cách tối thiểu 1000mm.

 Nếu phòng có đặt bồn dầu dự phòng hoặc các tủ khác thì phải tính thêm chiều dài bồn dầu dự phòng + tủ hoặc thiết bị khác.

Chiều cao phòng máy = chiều cao máy + chiều cao bô giảm thanh và ống khói + khoảng cách tối thiểu 1000mm.


Kích thước phòng máy phát điện

b) Bệ máy và giảm chấn

Đối với các máy phát công suất nhỏ không cần thiết làm bệ máy. Nhưng đối với các máy có công suất lớn thì nên làm bệ máy hoặc lắp thêm lò xo giảm chấn để đảm bảo chịu lực tác động của máy lên sàn và hoạt động của máy .

  • Xây bệ máy phát bằng bê tông cốt thép 
  • Chiều dầy bệ máy từ 10cm-30cm, 
  • Kích thước bệ máy lớn hơn kích thước tổng thể của máy phát mỗi bên từ 10-50cm để đảm bảo việc lắp lò xo giảm chấn hoặc có vị trí đứng thao tác vận hành.

Việc lắp thêm lò xo giảm chấn cho máy công suất lớn nhằm đảm bảo cho máy khi hoạt động giảm rung chấn tác động trực tiếp xuống sàn, việc lựa chọn lò xo giảm chấn phải đảm bảo tải trọng tổng luôn lớn gấp 2 lần tải trọng máy.

c) Hệ thống tiêu âm phòng máy

Nếu lắp đặt phòng máy phát điện ở những công trình gần khu dân cư, bệnh viện, trường học… thì cần xây dựng hệ thống tiêu âm phòng máy hoặc bô giảm thanh cho máy để hạn chế âm thanh khi máy hoạt động phát ra và tránh gây ô nhiễm tiếng ồn.

Hệ thống tiêu âm bao phòng máy bao gồm:

  • Tiêu âm tường, trần phòng máy

Được làm bằng khung thép, bông thủy tinh tỷ trọng từ 80-100kg/m3, vải bọc chống cháy, tôn đột lỗ. Độ dài tiêu âm từ 80-100mm.

  • Khối tiêu âm đầu vào, đầu ra

Được làm bằng các vật liệu tương tự tiêu âm tường và trần phòng máy được ghép thành các khối ghép đan xen nhau nhằm giảm tiếng ồn gió vào. Khối tiêu âm đầu vào có diện tích bằng 1.3-1.5 lần diện tích két nước, khối tiêu âm đầu ra có diện tích bằng 1.1-1.3 lần diện tích két nước.

  • Bô giảm thanh sơ cấp, thứ cấp

 Bên ngoài bằng thép, bên trong bô sơ cấp chưa bông thủy tinh tỷ trọng 80-100kg/m3, bọc vải chống cháy và tôn đột lỗ. Bô giảm thanh thứ cấp bên trong chứa các ống đan xen.

Cửa chớp gió vào gió ra: Được làm bằng thép hàn thành khối tạo thành các nan chớp, có lưới inox chống chuột. Mục đích lấy gió từ ngoài vào và xả khí nóng ra.


d) Hệ thống cấp dầu

Với các tổ máy phát điện công suất nhỏ, bồn chứa dầu diesel thường được thiết kế ở khung sắt si của máy và đảm bảo được cho máy chạy 100% tải từ 5-12h. 

Nhưng đối với các tổ máy phát điện công nghiệp công suất lớn thường không có bồn dầu diesel kèm theo vì kích thước của các tổ máy này lớn, việc thiết kế bồn dầu diesel dưới khung sắt si sẽ ra tăng kích thước và trọng lượng của tổ máy, rất khó để di chuyển chúng.

Tùy theo công suất và lượng tiêu thụ dầu của máy ta tính toán dung tích bồn dầu cho máy. Thông thường sẽ có 2 hệ thống cấp dầu như sau.

Hệ thống cấp dầu chỉ có 1 bồn dầu: Đối với hệ thống này chúng ta chỉ cần đấu nối đường ống dẫn dầu, các van đóng mở và thước thăm dầu. Động cơ sẽ tự động lấy dầu cấp cho máy chạy không cần sử dụng hệ thống bơm

Hệ thống cấp dầu có 2 bồn dầu trở lên: Lúc này chúng ta cần có hệ thống bơm tự động để cấp dầu từ bồn dầu dự trữ đến bồn dầu ngày.

e) Hệ thống thoát khí thải

Hệ thống thoát khí thải cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn để giảm bớt lượng khí gây ô nhiểm thoát ra môi trường.  Hệ thống thoát khí thải bao gồm hệ thống đường ống dẫn khói và bộ lọc khói.

Đường ống dẫn khói: được làm bằng ống thép mạ kẽm bọc bảo ôn bằng bông thủy tinh, tải trọng 80-100kg/m3, bên ngoài bọc inox. Hoặc ống bằng Inox.

Bộ lọc khói: Đảm báo khí thải thoát ra từ động cơ không có màu đen, nồng độ các loại khí độc hại nằm trong phạm vi cho phép như các chỉ tiêu trên.

2. Quy trình bảo dưỡng máy phát điện

Để tăng tuổi thọ của máy phát điện, đảm bảo cho máy hoạt động ổn định, không gặp sự cố, đơn vị sử dụng nên chú ý tới thời gian hoạt động của máy để tiện theo dõi và tiến hành bảo dưỡng định kỳ. Dưới đây là những công việc bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện định kỳ.


Quy trình bảo dưỡng máy phát điện

2.1 Bảo trì chế độ A (6 tháng/lần hoạt động hoặc sau 250 giờ máy hoạt động)

a) Kiểm tra động cơ:

  • Rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát.
  • Thông số đồng hồ và hệ thống an toàn.
  • Kiểm tra áp lực nhớt.
  • Kiểm tra hệ thống xả.
  • Kiểm tra ống thông hơi.
  • Kiểm tra độ căng đai.
  • Kiểm tra tình trạng cánh quạt.

b) Bảo trì lần thứ nhất

  • Thay bộ lọc nhớt
  • Thay bộ lọc nhiên liệu
  • Thay nhớt máy
  • Vệ sinh bộ lọc gió

2.2 Bảo trì chế độ B ( Mỗi 500 giờ hoặc 12 tháng hoạt động)

a) Kiểm tra và bảo trì động cơ:

  • Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ A.
  • Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu phải châm thêm.
  • Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay thế nếu cần).
  • Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
  • Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.
  • Kiểm tra và điều điện áp.

b) Thay thế mới:

  • Nhớt máy.
  • Lọc nhớt, nhiên liệu và nước, lọc gió (nếu cần).
  • Nước làm mát.
  • Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện.

2.3 Bảo trì chế độ C (Mỗi 2000 giờ hoặc 04 - 07 năm hoạt động)

  • Làm sạch động cơ.
  • Điều chỉnh khe hở xúp bắp & béc phun.
  • Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.
  • Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.
  • Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.
  • Bình Ắc qui. ( thay mới nếu không đủ điện )
  • Xiết lại những bulông bị lỏng.
  • Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.
  • Đo và kiểm tra độ cách điện (đầu phát điện)

2.4 Bảo trì chế độ D ( 7 – 10 năm sử dụng)

  • Lập lại chế độ bảo trì C. 
  • Làm sạch và cân chỉnh béc phun, bơm nhiên liệu: thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.
  • Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy nén áp lực phun cao để vệ sinh.
  • Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.
  • Tháo rã, làm sạch và kiểm tra; nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế:
  • Bơm nhớt
  • Dinamo sạc ắc qui
  • Bơm cao áp
  • Các đường ống dẫn nước và khí nạp

Thay thế mới:

  • Bộ bơm nước. (nếu cần)
  • Bơm nhớt bôi trơn. (nếu cần)
  • Thay nước làm mát + lọc nước
  • Thay lọc nhiên liệu và lọc nhớt

>> Quý khách xem thêm: Dịch vụ bảo trị bảo dưỡng máy phát điện

3. Tiêu chuẩn thử tải máy phát điện là gì?

Việc thử tải máy phát điện có thể giúp chủ đầu tư biết được đơn vị cấp máy có cung cấp máy đủ công suất hay không. 

Hiện nay có 3 cách thử tải đó là thử tải muối, thử tải trở, thử tải thật (tải thực tế của công trình).  Đối với thử tải muối chỉ dùng cho máy công suất nhỏ dưới 150kVA và độ an toàn không đảm bảo. 

Do đó chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn 2 hình thức thử tải là thử tải trở và thử tải thật.


Thử tải máy phát điện

3.1 Thử tải trở cho máy phát điện

a) Chuẩn bị

- Chuẩn bị tải điện trở đủ công suất để thử tại máy phát điện. 

- Chuẩn bị nhiên liệu chạy máy

- Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề để cân chỉnh máy phát điện

- Chuẩn bị đồng hồ để đo, biên bản ghi lại quá trình thử tải.

b) Các bước thực hiện

- Đóng MCB cấp điện từ máy ra đến tải trở

- Đóng từng MCB tải trở lên đến 25% công suất máy phát điện, máy mang tải trong thời gian 10-20 (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) phút và ghi nhận thông số

- Đóng từng MCB tải trở lên đến 50% công suất máy phát điện, máy mang tải trong thời gian 10-30 (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) phút và ghi nhận thông số

- Đóng từng MCB tải trở lên đến 75% công suất máy phát điện, máy mang tải trong thời gian 10-60 phút (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) và ghi nhận thông số

- Đóng từng MCB tải trở lên đến 100% công suất máy phát điện, máy mang tải trong thời gian 10-20 phút (hoặc tùy thời gian mà khách hàng yêu cầu) và ghi nhận thông số

- Đóng từng MCB tải trở lên đến 110% công suất máy phát điện, máy mang tải trong thời gian 10 phút và ghi nhận thông số

- OFF tất cả các MCB tải trở, cho máy chạy không tải trong 5 phút

- Dừng máy và đánh giá kết quả thử tải.

3.2 Thử tải thật cho máy phát điện

a) Chuẩn bị

Chuẩn bị tải thực tế đủ công suất để thử tại máy phát điện. 

Chuẩn bị nhiên liệu chạy máy

Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề để cân chỉnh máy phát điện

Chuẩn bị đồng hồ để đo, biên bản ghi lại quá trình thử tải.

b) Các bước thực hiện

Bước 1:  Khởi động máy phát điện và chạy máy trong 10-20 phút. 

Bước 2:  Kiểm tra thông số điện áp, tần số, áp suất nhớt và nhiệt độ máy

Bước 3: Ngắt máy cắt hạ thế vào tủ xuất tuyến và các CB cấp nguồn hạ thế cho tủ xuất tuyến tổng 

Bước 4: Chuyển nguồn ATS cho máy phát điện cung cấp điện vào toàn bộ tải ưu tiên cho đơn vị sử dụng

Bước 5: Đo kiểm tra nguồn hạ thế cấp cho các tải ưu tiên

Bước 6: Ngắt điện hạ thế thử tải lần lượt cho các tải yêu tiên 

Bước 7: Dừng máy và đánh giá kết quả thử tải.

>> Quý khách xem thêm: Cách tính công suất máy phát điện

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG HIỆP PHÁT

Địa chỉ: 88/14/7 Đường số 6, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Kho hàng: 86 Quốc lộ 1A, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức

Điện thoại: 0933 595 626 (Mr. Tuấn)

TIN TỨC LIÊN QUAN