Trang chủ

Giới thiệu

Máy phát điện

Cho thuê máy phát điện

Sửa chữa máy phát điện

Báo giá

Kinh nghiệm hay

Liên hệ

Cách tính lượng dầu tiêu thụ cho máy phát điện

5.0/5 (2 votes)

Biết được cách tính lượng dầu tiêu thụ cho máy phát điện sẽ biết được mức tiêu hao nhiên liệu của máy là bao nhiêu, đảm bảo dự trù nhiên liệu thích hợp tránh thiếu hụt hoặc quá lãng phí. 

Vậy cách tính lượng dầu tiêu thụ cho máy phát điện như thế nào? Cảm biến nhiệt độ máy phát điện là gì? Hãy cùng Hiệp Phát Power tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Cách tính lượng dầu tiêu thụ máy phát điện

1. Máy phát điện tiêu thụ dầu bao nhiêu ?

Lượng dầu tiêu thụ của máy phát điện phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Xuất xứ của dòng máy, động cơ, tình trạng máy cũ hay mới, và công suất tải của máy...

 a) Lượng dầu tiêu thụ cho máy phát điện là gì?

Lượng dầu tiêu thụ của máy phát điện hay định mức tiêu thụ nhiên liệu máy phát điện là lượng dầu mà động cơ sẽ tiêu thụ trong một khoảng thời gian cố định, thường thì thời gian sẽ được tính theo giờ.

Thông số này có ảnh hưởng to lớn đến đối với sản xuất, nó quyết định hiệu quả, năng suất làm việc cũng như giúp tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất.

Với kinh nghiệm sử dụng và từ những đặc tính kỹ thuật của máy, chúng ta có thể tính định mức tiêu hao nguyên liệu cho từng dòng máy phát điện khác nhau.

b) Định mức tiêu thụ của máy phát điện chạy dầu công nghiệp

Thường thì máy phát điện công nghiệp mới nào cũng sẽ có thông số định mức tiêu hao quy định trong hồ sơ kỹ thuật, nhưng đó là trong môi trường lý tưởng là phòng thí nghiệm. 

Từng loại máy phát điện sẽ có những định mức tiêu hao không giống nhau. Dưới đây là bảng chỉ mức công suất và mức độ tiêu hao tương ứng đối với các dòng máy mới được nhà sản xuất công bố.

Công suất Mức tiêu hao nhiên liệu
(kVA) 25% tải 50% tải 75% tải 100% tải
20 2,9 4,7 5,2 6.8
30 3,9 5,0 5,5 8,8
50 6,3 8,5 10 14
75 7,5 12 14 19,5
100 9,1 14,7 16,5 23,5
150 12,9 21 24 32
200 16,9 26,8 32,6 43,5
300 20 33 50 68
500 33,7 60,6 69,2 93,3
800 77,6 99,1 119,6 159
1000 80 127 165 217
1200 103 162 196 257
1500 120 200 258 344

c) Cách tính tiêu thụ nhiên liệu máy phát điện chạy dầu

Nếu trung bình máy phát điện công nghiệp sinh ra 1kw trong vòng một giờ thì lượng dầu tiêu hao sẽ rơi vào khoảng 210g.

– Nếu chúng ta quy đổi tiêu hao nhiên liệu ra lít thì ta có 1 lít dầu có trọng lượng 800g và ta sẽ có lượng tiêu hao của máy 1kw trong 1 giờ là: 210g bằng 0,2625 lít. Nếu máy có công suất 5kw thì sẽ mức tiêu hao nhiên liệu là 1,3125 lít.

Chúng ta có công thức tính tiêu thụ nhiên liệu máy phát điện chạy dầu tổng quát như sau:

m=Pkt

Với điều kiện đầy tải và vận hành bình thường:

  • m: mức tiêu hao nhiên liệu(kg)
  • P: công suất của máy(kw)
  • k: tỉ lệ tiêu hao (g/kw.h)
  • t: thời gian máy hoạt động (giờ)

Lưu ý: Khi số lượng tải tăng cao hơn thì lượng tiêu hao nhiên liệu mà máy tiêu thụ cũng nhiều hơn khi máy chạy đúng tải quy định.

2. Cách bảo dưỡng máy phát điện

Để tăng tuổi thọ của máy phát điện, đảm bảo cho máy chạy trơn chu không gặp sự cố, đơn vị sử dụng nên chú ý tới thời gian hoạt động của máy để tiện theo dõi và tiến hành bảo dưỡng định kỳ.

Công việc bảo dưỡng máy phát điện nên thực hiện định kỳ mỗi 6 tháng, hoặc 1 năm để có thể kịp thời phát hiện những cố và khắc phục hiệu quả. Các công việc cần thực hiện khi bảo dưỡng máy phát điện là:


2.1 Kiểm tra hệ thống máy phát điện diesel

Trong quá trình sử dụng máy phát điện diesel, các hệ thống như: hệ thống nhiên liệu, hệ thống xả, hệ thống điện và động cơ cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo không có sự cố rò rỉ nào gây nguy hiểm. 

Nên thay dầu sau mỗi 100h hoạt động để đảm bảo tuổi thọ của máy và hạn chế tối đa trục trặc.

2.2  Kiểm tra dầu bôi trơn

Dầu động cơ và bộ lọc dầu cần được kiểm tra định kì. Bạn có thể tự kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu. Nếu có kinh nghiệm hay am hiểu thì có thể tự thay dầu còn nếu không thì bạn có thể nhờ đến các kỹ thuật viên bảo hành để lượng dầu thay ra được xử lý thích hợp, không gây ảnh hưởng đến môi trường.

2.3 Kiểm tra hệ thống làm mát

Kiểm tra mức nước làm mát thường xuyên sau khi tắt máy. Tháo nắp bộ tản nhiệt sau khi động cơ nguội và thêm nước làm mát nếu cần. Kiểm tra bộ tản nhiệt, loại bỏ hết vật cản và bụi bẩn bám bên ngoài. Nếu bụi bám quá dày, có thể dùng khí nén áp lực thấp hoặc nước để làm sạch bộ tản nhiệt.

2.4 Hệ thống nhiên liệu

Dầu diesel sẽ bị nhiễm bẩn và ăn mòn sau khoảng 1 năm. Do đó, bạn nên sử dụng hết nhiên liệu trước khi nó bị xuống cấp. Các bộ lọc nhiên liệu phải được làm khô sau một khoảng thời gian nhất định để tránh hơi nước tích tụ trong bồn nhiên liệu.

Kiểm tra định kì và đánh bóng nhiên liệu nếu máy không được sử dụng hoặc thay dầu sau 3 đến 6 tháng.

(Đánh bóng nhiên liệu là quá trình làm sạch kĩ thuật, về cơ bản là loại bỏ nước, trầm tích và cặn bẩn khỏi những nhiên liệu như dầu diesel. Sự nhiễm bẩn này còn được gọi là “lỗi dầu” hay “lỗi diesel”, xảy ra khi nhiên liệu được tích trữ một thời gian dài mà không được kiểm tra và xử lý thường xuyên.)

Việc bảo dưỡng phải bao gồm cả kiểm tra mức độ làm mát, mức dầu, hệ thống nhiên liệu và hệ thống khởi động. Kiểm tra thường xuyên các ống dẫn khí xem có các lỗ rò, lỗ hổng, vết nứt, các mối nối lỏng lẻo hay bụi bẩn, mảnh vỡ có thể gây tắc nghẽn hay không.

2.5 Kiểm tra pin

Pin yếu hoặc hết pin là một trong các nguyên nhân phổ biến làm máy phát điện không hoạt động. Kiểm tra thường xuyên và sạc đầy pin, mức độ thẩm thấu và điện phân của pin cũng cần được kiểm tra. Làm sạch pin bằng khăn ẩm bất cứ khi nào bụi bẩn xuất hiện quá mức. Thay pin mới khi xuất hiện hiện tượng ăn mòn.

2.6. Hệ thống xả

Kiểm tra các đường ống xả, các mối nối, mối hàn và miếng đệm. Gọi kỹ thuật viên đến sửa chữa ngay lập tức nếu phát hiện ra hiện tượng rò rỉ.

2.7 Làm sạch máy phát điện

Không nên để không máy quá lâu không sử dụng. Động cơ được khuyến cáo nên bật ít nhất 30 phút mỗi 3 tháng 1 lần. Việc này giúp động cơ được bôi trơn, ngăn cản quá trình oxi hóa tại các tiếp điểm điện.

Vài hoạt động làm sạch đơn giản có thể thực hiện tại chỗ để giúp động cơ luôn sạch sẽ. Nhỏ dầu, lau chùi, kiểm tra bằng mắt thường…. Đảm bảo các đường ống và vành đai luôn ở tình trạng tốt. Việc kiểm tra thường xuyên còn có thể giúp tránh phiền toái khi ong, chuột hay vài động vật nhỏ làm tổ trong thiết bị của bạn.

3. Cảm biến nhiệt độ máy phát điện là gì?

Cảm biến nhiệt độ máy phát điện là thiết bị có chức năng đo nhiệt độ của các đại lượng cần đo, mà cụ thể ở đây là máy phát điện.


Cụ thể, cảm biến nhiệt độ là thiết bị dùng cảm nhận sự biến đổi của các đại lượng vật lý không có tính chất điện (nhiệt độ, áp suất, lưu lượng…) cần đo thành các đại lượng (thường mang tính chất điện) có thể đo và xử lý được. Như vậy cảm biến nhiệt độ chính là thiết bị dùng để cảm nhận sự biến đổi về nhiệt độ của đại lượng. 

Cảm biến nhiệt bao gồm 2 dây kim loại khác nhau được hàn dính một đầu gọi là đầu nóng (hay đầu đo), hai đầu còn lại gọi là đầu lạnh (hay là đầu chuẩn). Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu thì sẽ phát sinh một nhiệt điện động tại đầu lạnh. Vì thế cần kiểm soát nhiệt độ đầu lạnh( tùy thuộc vào loại chất liệu).

a) Nguyên lý hoạt động của của biến nhiệt độ

Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa đầu nóng và đầu lạnh thì sẽ phát sinh 1 sức điện động V tại đầu lạnh. Một vấn đề đặt ra là phải ổn định và đo được nhiệt độ ở đầu lạnh, điều này tùy thuộc rất lớn vào chất liệu. Do vậy mới cho ra các loại cặp nhiệt độ, mỗi loại cho ra 1 sức điện động khác nhau: E, J, K, R, S, T.

Cảm biến nhiệt độ được cấu tạo đa dạng khác nhau, chủ yếu là bằng kim loại Platinum có giá trị điện trở 100 Ohm ở nhiệt độ 0 độ C, điện trở sẽ thay đổi khi thay đổi nhiệt độ. Cấu tạo có hình dáng khớp với cấu tạo đầu dò nhiệt. Thiết bị thuộc loại cảm biến thụ động nên cần phải cấp một nguồn đầu vào ổn định trong quá trình sử dụng.

Đầu dò có lõi làm bằng bạch kim được bao bọc bởi vỏ bên ngoài làm từ vật liệu đồng, chất bán dẫn, thép không gỉ, hay thủy tinh siêu mỏng… 

Vì vậy nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ dựa trên mối quan hệ giữa vật liệu kim loại và nhiệt độ. Khi nhiệt độ là 0 độ C thì điện trở là 100Ω, điện trở của kim loại tăng khi nhiệt độ tăng lên và ngược lại.

Ưu điểm là sử dụng đầu dò bằng bạch kim, không bị ăn mòn, rất nhạy với nhiệt độ, hoạt động ổn định

Nguyên lý làm việc của cảm biến nhiệt độ được tích hợp bộ chuyển đổi tín hiệu giúp hiệu suất làm việc cao, vận hành dễ dàng và đơn giản trong lắp đặt.

b) Sử dụng cảm biến nhiệt độ máy phát điện để làm gì?

Có thể dùng cảm biến nhiệt độ máy phát điện để đo nhiệt độ của máy phát điện hoạt động hoặc nhiệt độ nước làm máy phát điện. 

Nếu nhiệt độ máy phát điện và nhiệt độ nước làm mát của máy phát điện quá cao thì có thể máy phát điện của bạn đang gặp phải một sự cố nào đó, hãy gọi ngay cho nhân viên kỹ thuật để được hỗ trợ.

4. Dịch vụ bảo trì - sửa chửa máy phát điện Hiệp Phát

Hiệp Phát Power là đơn vị chuyên cung cấp – cho thuê và sửa chữa máy phát điện chuyên nghiệp. Chúng tôi có thể nhận biết và sửa chữa máy phát điện công nghiệp của các hãng: Mitsubishi, Komatsu, Yanmar, Cummins, Doosan, Isuzu, Kubota, Volvo, Perkins, Denyo, Man, Duzt,… với các sự cố như:


  • Không thể khởi động
  • Đồng hồ không hiển thị hoặc báo không đủ điện áp
  • Mất khả năng điều chỉnh điện áp
  • Máy nổ nhưng không có điện áp ra
  • Máy phát điện nổ không đều, động cơ hoạt động không ổn định
  • Máy phát điện chạy xả khói đen, khói xám
  • Máy phát điện chạy xả khói trắng và có tiếng gõ trong động cơ
  • Máy phát điện chạy xả khói xanh
  • Máy phát điện chạy quá nóng
  • Nhiệt độ nước làm mát quá nóng

Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm xuống tận nơi đặt máy để khảo sát, giám định và có thể nhanh chóng tìm ra các vấn đề mà máy phát điện của bạn đang gặp phải và khắc phục nó một cách hiệu quả.

a) Quy trình sửa chữa máy phát điện tại Hiệp Phát Power

  • Kiểm tra toàn bộ máy phát điện từ những chi tiết nhỏ nhất để chắc chắn lỗi trước khi tiến hành sửa chữa
  • Khi xác định được chính xác lỗi, chúng tôi sẽ báo giá dịch vụ nếu đồng ý với mức báo giá chúng tôi sẽ tiến hành sửa chữa máy phát điện.
  • Khi đã tiến hành sửa chữa xong, kỹ thuật viên sẽ tiến hành vệ sinh miễn phí toàn bộ máy cho khách hàng, giúp bảo trì, nâng cao tuổi thọ của máy phát điện
  • Test cho khách hàng xem những lỗi đã được khắc phục sau khi sửa chữa
  • Nếu trong thời hạn bảo hành mà máy phát điện vẫn gặp sự cố khách quan chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra và khắc phục lại cho khách hàng.

b) Cam kết từ Hiệp Phát Power

Nếu cần thay thế phụ tùng chúng tôi sẽ cung cấp những phụ tùng thay thế chính hãng, mới 100%.

Giá cả hợp lý

Cố gắng khắc phụ sự cố nhanh chóng để khách hàng có thể sử dụng máy trong thời gian sớm nhất.

Sau khi sửa chữa máy có thể hoạt động bình thường với tỷ lệ tải khôi phục lên đến 90-100% so với tổng công suất tải ban đầu của máy.

>> Các bạn xem thêm báo giá sửa chữa máy phát điện công nghiệp

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG HIỆP PHÁT

Địa chỉ: 88/14/7 Đường số 6, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Kho hàng: 86 Quốc lộ 1A, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức

Điện thoại: 0933 595 626 (Mr. Tuấn)

TIN TỨC LIÊN QUAN