Trang chủ

Giới thiệu

Máy phát điện công nghiệp

Cho thuê máy phát điện

Sửa chữa máy phát điện

Báo giá

Kinh nghiệm hay

Liên hệ

Máy phát điện 3 pha và những điều bạn nên biết

5.0/5 (2 votes)

Ngày nay, máy phát điện hầu như là thiết bị không thể thiếu trong các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất để giải quyết tình trạng quá tải điện áp và mất điện thường xuyên từ điện lực. Đặc biệt là các dòng máy phát điện 3 pha được sử dụng trong công nghiệp và dân dụng

Máy phát điện 3 pha

 

Vậy các bạn đã hiểu rõ về máy phát điện chưa? Bài viết hôm nay sẽ thông tin tất tần tật đến các bạn các vấn đề về máy phát điện 1 chiều, máy phát điện xoay chiều, động cơ không đồng bộ 1 pha, 3 pha. Cùng tham khảo nhé!

1. Tìm hiểu về máy phát điện 1 chiều

Ngày nay, máy phát điện 1 chiều vẫn được dùng trong giao thông vận tải, công nghiệp chính xác, hóa chất, hàn và trong một số đồ điện gia dụng để làm máy phát điện hoặc động cơ điện máy bơm nước.

a) Máy phát điện 1 chiều là gì?

Máy phát điện 1 chiều là một loại máy điện, và chức năng chính của máy này là chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện một chiều (dòng điện một chiều).


b) Sơ đồ máy phát điện một chiều

Sơ đồ máy phát điện một chiều khá phức tạp. Chúng gồm nhiều bộ phận kết hợp lại với nhau. Mỗi bộ phận đều có vai trò, chức năng riêng góp phần giúp cho máy phát điện duy trì hoạt động ổn định.

  • Rôto (phần cảm)

Roto bao gồm các lớp sắt có rãnh với các khe được xếp chồng lên nhau để tạo thành lõi phần ứng hình trụ. Các lớp này được cung cấp để giảm tổn thất vì dòng điện xoáy.

  • Stato (phần ứng)

Các khe lõi phần ứng được sử dụng chủ yếu để giữ cuộn dây phần ứng. Chúng ở dạng cuộn dây kín, và nó được kết nối thành chuỗi song song để tăng cường tổng dòng điện sản xuất.

  • Vỏ máy

Cấu trúc bên ngoài của máy phát điện 1 chiều được làm bằng gang hoặc thép. Nó cung cấp năng lượng cơ học cần thiết để mang từ thông được đưa qua các cực.

  • Cực máy (Poles)

Chúng chủ yếu được sử dụng để giữ cuộn dây trường. Thông thường, các cuộn dây này được quấn trên các cực, và chúng được kết nối thành chuỗi song song bởi các cuộn dây phần ứng. Ngoài ra, các cực sẽ cho khớp về phía vỏ bằng phương pháp hàn bằng cách sử dụng ốc vít.

  • Cổ góp

Hoạt động của cổ góp giống như một bộ chỉnh lưu để thay đổi điện áp xoay chiều thành điện áp DC trong cuộn dây phần ứng sang trên các chổi than. Nó được thiết kế với một phân khúc đồng và mỗi phân khúc đồng được bảo vệ khỏi nhau với sự trợ giúp của các tấm mica. Nó nằm trên trục của máy.

  • Chổi than

Các kết nối điện có thể được đảm bảo giữa các cổ góp cũng như mạch tải bên ngoài với sự trợ giúp của chổi than.

2. Máy phát điện xoay chiều là gì?

Máy phát điện xoay chiều là thiết bị tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ. Nó cũng là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng.

a) Máy phát điện xoay chiều là gì?

Máy phát điện xoay chiều được người dùng gọi với nhiều cái tên khác nhau,  như là máy phát điện không đồng bộ hay máy phát điện,…

b) Cấu tạo máy phát điện xoay chiều

Cấu tạo máy phát điện xoay chiều dược cấu tạo từ 2 phần chính là phần cảm và phần ứng. Bên cạnh hệ thống cấu tạo động cơ thì máy phát điện xoay chiều còn có các bộ phận khác như: Đầu phát, hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát và hệ thống xả.

Kết hợp với bộ nạp ắc – quy, ổn áp, kết cấu khung chỉnh, Control Panel hay thiết bị điều khiển.

c) Vai trò của máy phát điện xoay chiều

Có thể nói máy phát điện xoay chiều là một thiết bị vô cùng hữu ích trong đời sống hàng ngày. Bởi lẽ chúng có thể cung cấp lượng điện năng cần thiết khi nguồn điện chính gặp vấn đề nào đó.

Hoặc là gia tăng số năng lượng điện cho mọi hoạt động trong đời sống. Đặc biệt là có thể chỉnh lưu và hiệu chỉnh điện áp thường ngày.

3. Phân loại máy phát điện xoay chiều

Máy phát điện xoay chiều được chia thành 2 loại chính. Bao gồm máy phát điện xoay chiều 1 pha và máy phát điện xoay chiều 3 pha. 

3.1 Máy phát điện xoay chiều 1 pha

Máy phát điện 1 pha là máy phát điện xoay chiều tạo ra một dòng điện xoay chiều liên tục, thường được dùng trong các hệ thống điện 1 pha.

Ưu điểm lớn nhất của động cơ 1 pha là khả năng đồng bộ. Động cơ 1 pha không chỉ có thể tự điều chỉnh tốc độ, độ rộng và chính xác mà cấu trúc mạch lực, mạch điều khiển đơn giản hơn và đồng thời lại đạt được chất lượng cao. 

Tuy nhiên, máy phát điện một pha có hệ thống cổ góp, chổi than nên việc vận hành không đáng tin cậy và không an toàn trong các môi trường rung chấn, rất dễ cháy nổ.

3. 2 Máy phát điện xoay chiều 3 pha

Máy phát điện 3 pha là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng. Hoạt động của nó căn cứ vào hiện tượng cảm ứng điện tử. Đây là dạng máy phát điện công nghiệp có công suất lớn chuyên phục vụ các dự án xây dựng, bệnh viện, tòa nhà, trường học, bệnh viện, thủy điện, xí nghiệp, nhà máy,… các công trình cần tiêu thụ điện lớn.

 

Sử dụng ở nhiều hạng mục công trình

Dải công suất của máy phát điện 3 pha là từ 10 đến khoảng 2000KVA với một số thương hiệu nổi tiếng như: Denyo, Mitsubishi, Cummins,… Căn cứ vào nhiên liệu sử dụng cũng như kiểu máy, thiết kế của các hãng, các tổ máy phát điện 3 pha có trọng lượng và kích thước khác nhau. Các tổ máy chạy dầu diesel có vỏ chống ồn, hệ thống khung bệ và sắt xi dày do đó tổ máy có kích thước với trọng lượng thường lớn hơn.

a) Cấu tạo của máy phát điện 3 pha

Cấu tạo máy phát điện 3 pha gồm có: Vỏ máy, roto, bạc lót, stato, bộ chỉnh lưu, giá đỡ, vòng tiếp điện, bộ điều chỉnh điện. Ngoài ra còn có các bộ phận phụ như: cánh quạt, các nắp, puli,….

b) Nguyên lý hoạt động của máy phát điện 3 pha

  • Khi nam châm quay trong cuộn dây thì điện áp sinh ra ở giữa hai đầu của cuộn dây. Điện áp này cũng cùng lúc sinh ra một dòng điện xoay chiều.
  • Mối liên hệ của dòng điện sinh ra trong cuộn dây với vị trí của các nam châm được chỉ ra trong hình vẽ. Dòng điện lớn nhất được sinh ra nếu hai cực N và S của nam châm gần với cuộn dây nhất. Thế nhưng chiều dòng điện ở mỗi nửa vòng quay của nam chậm lại ngược với nhau.

 c) Máy phát điện 3 pha hoạt động nhờ điện áp sinh ra

  • Căn cứ vào nguyên lý này thì sẽ sinh ra dòng điện hiệu quả hơn. Máy phát điện của ô tô dùng 3 cuộn dây cũng bố trí lệch nhau một góc 120 độ trên stato.
  • Mỗi cuộn dây A, B, C được đặt nhau chênh 120 độ. Khi nam châm quay giữa chúng dòng điện xoay chiều sinh ra ở trong mỗi cuộn dây. Dòng điện này gồm có 3 dòng điện xoay chiều và nó chính là dòng điện xoay chiều 3 pha.

Người ta căn cứ vào nhiên liệu sử dụng, công suất, thương hiệu của máy phát điện 3 pha để chia nó thành các loại khác nhau. Cụ thể như sau:

 

Dựa vào công suất để phân loại máy phát điện

  • Căn cứ vào công suất có các loại máy phát điện 3 pha như: máy phát điện 3 pha 20KVA, máy phát điện 3 pha 10KVA, máy phát điện 3 pha 500Kva, máy phát điện 3 pha 1000KVA, máy phát điện 3 pha 70KVA, máy phát điện 3 pha 2000KVA,… Mỗi công suất này sẽ phù hợp với mục đích sử dụng của mỗi lĩnh vực khác nhau.
  • Căn cứ vào nhiên liệu dùng cho máy có hai loại đó là máy phát điện 3 pha chạy dầu diesel và máy phát điện ba pha chạy  xăng
  • Căn cứ vào hãng sản xuất, thương hiệu có các loại máy phát điện như: máy phát điện 3 pha Mitsubishi, máy phát điện 3 pha Cummins, máy phát điện 3 pha Kohler,

d) Ưu điểm của máy phát điện xoay chiều 3 pha

Máy phát điện xoay chiều 3 pha có những ưu điểm như:

  • Có cấu tạo đơn giản được dùng rộng rãi cho các động cơ chạy 3 pha, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
  • Động cơ chạy ổn định, thiết kế linh hoạt, tiết kiệm nhiên liệu, chống ồn,..
  • Hoạt động được ở nhiều môi trường khác nhau ngay cả những nơi có nhiều khói bụi
  • Hệ thống làm mát bằng nước kết hợp với quạt gió mang đến nhiều lợi ích

e) Nhược điểm của máy phát điện xoay chiều 3 pha

Ngoài những ưu điểm kể trên máy phát điện xoay chiều 3 pha cũng có những điểm hạn chế đó là:

 

Kích thước lớn chính là điểm hạn chế của dòng sản phẩm này

  • Các dòng máy phát điện 3 pha có công suất lớn thường có kích thước lớn, khối lượng nặng và cồng kềnh nên việc việc chuyển rất khó khăn.
  • So với máy phát điện 1 pha việc vận hành, bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện 3 pha khó khăn và phức tạp hơn.

4. So sánh máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha

Máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha có những điểm giống và khác nhau như:

a) Giống nhau

  • Cả 2 máy đều hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ và có 2 bộ phận chính là phần cảm và phần ứng. 
  • Có các cuộn dây và các thanh nam châm điện.

b) Khác nhau

  • Dải công suất của máy phát điện xoay chiều 3 pha có thể lên tới vài nghìn KVA trong khi máy phát 1 pha thường chỉ có các dòng máy công suất nhỏ.
  • Máy phát điện 3 pha có thể cung cấp điện năng tiêu thụ cho các thiết bị điện 3 pha hoặc 1 pha ( cần có thiết bị chia pha ). Trong khi đó máy phát điện xoay chiều 1 pha chỉ có thể cung cấp cho các nguồn tải là các thiết bị điện 1 pha.
  • Ở máy phát điện xoay chiều 3 pha phần ứng luôn là 3 cuộn dây giống nhau về kích thước, số vòng và được đặt lệch 120 độ. Ở máy phát 1 pha số cuộn dây thay đổi theo công suất máy.

5. Nên mua máy phát điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha?

Việc lựa chọn máy phát điện 1 pha hay 3 pha còn tùy thuộc vào nguồn tải của bạn là 1 pha hay 3 pha và cả môi trường sử dụng.


- Đối với nhu cầu sử dụng máy phát điện trong gia đình hay các văn phòng công ty vừa và nhỏ thì có thể sử dụng máy phát điện 1 pha. Bởi dòng máy này có giá thành phải chăng, có thể sử dụng trực tiếp với các nguồn tải 1 pha mà không cần phải qua thiết bị chuyển đổi.  

- Đối với môi trường cần tiêu thụ lượng lớn điện năng như các xí nghiệp, khu chế xuất, bệnh viện,.. thì máy phát điện xoay chiều 3 pha mới có thể cung cấp đủ điện năng cần thiết. 

Các dòng máy phát điện công suất lớn có thể hoạt động liên tục trong thời gian dài giúp bổ sung việc thiếu điện hoặc mất điện đột xuất đảm bảo cho các hoạt động diễn ra liền mạch tránh gây ra thiệt hại không đáng có.

>> Xem thêm: Phân loại các dòng máy phát điện

Nếu như bạn đang muốn tìm mua máy phát điện xoay chiều 1 pha, 3 pha hoặc có bất cứ thắc mắc nào về sản phẩm này bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được tư vấn trực tiếp nhé.

TIN TỨC LIÊN QUAN